HÌNH ẢNH THI CÔNG THỰC TẾ CHỐNG THẤM

Chống thấm là sử dụng một hay nhiều phương pháp ngăn chặn nước (chất lỏng). Khiến chúng không thể thấm qua một bề mặt vật chất trong giới hạn cho phép.

Khái niệm chống thấm

Với công trình xây dựng, chống thấm là ngăn nước thấm vào trong nhà ( những nơi cần khô ráo). Thông thường việc chống thấm được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên phần lớn trường hợp chúng ta gặp về chống thấm là:
  • Công trình xây dựng cũ, thời xưa con người chưa biết đến kỹ thuật chống thấm.
  • Do chủ nhà không hiểu hết, hoặc thiếu quan tâm giám sát khi xây dựng. Dẫn đến ngôi nhà không được chống thấm, hoặc chống thấm không triệt để, không đúng cách!
  • Chống thấm cho nhà ở là điều tối quan trọng. Đôi khi chống thấm còn quan trọng hơn cấu trúc và tính thẩm mỹ.

Hình ảnh thi công thực tế tại công trình xây dựng

Nguyên nhân bị thấm dột 

1.Do mái nhà và hệ thống thoát nước

  • Mái bị nứt, xuống cấp: Mái nhà lâu ngày bị nứt hoặc co ngót do thời tiết.
  • Ngói, tôn bị vỡ, lỏng lẻo: Gió lớn hoặc mưa bão làm xô lệch mái ngói, mái tôn bị thủng.
  • Lỗ hổng tại vị trí tiếp giáp: Các vị trí như chân tường, khe co giãn không được xử lý chống thấm tốt.
  • Máng xối bị tắc nghẽn: Lá cây, rác làm tắc máng xối, nước tràn lên mái gây thấm.

2. Do tường nhà và sàn bê tông

  • Tường nứt, rạn chân chim: Các vết nứt nhỏ tạo điều kiện cho nước thấm vào.
  • Không chống thấm ngay từ đầu: Nhiều công trình không dùng sơn chống thấm hoặc vật liệu chống thấm khi xây dựng.
  • Sàn bê tông bị thấm: Nếu lớp bê tông không có lớp chống thấm hoặc bị nứt, nước có thể thấm xuống tầng dưới.

3. Do nhà vệ sinh, bể nước

  • Rò rỉ đường ống nước: Hệ thống ống nước bị rò rỉ lâu ngày có thể làm nước thấm qua tường và sàn nhà.
  • Lớp chống thấm trong nhà vệ sinh kém: Khi thi công không chống thấm tốt hoặc bị bong tróc theo thời gian.

4. Do nền móng và tầng hầm

  • Đất nền có nước ngầm: Khi xây dựng ở khu vực có mực nước ngầm cao nhưng không có biện pháp chống thấm tốt.
  • Kết cấu móng yếu, bị co ngót: Nền móng bị co ngót hoặc lún không đều tạo vết nứt, nước dễ thấm vào.
 

Cách khắc phục

  • Kiểm tra và sửa chữa các vị trí bị rò rỉ, nứt.
  • Dùng sơn hoặc vật liệu chống thấm phù hợp.
  • Cải thiện hệ thống thoát nước để tránh đọng nước.
  • Kiểm tra đường ống nước và sửa chữa kịp thời.

Bài viết liên quan

Keo Vữa Đa Năng: Bí Quyết Thi Công Nhanh, Gọn, Hiệu Quả

Keo Vữa An Gia Phúc M.T: Giải Pháp Toàn Diện Cho Mọi Loại Gạch Keo vữa đa năng ngày càng trở thành lựa chọn thay...

Bát Neo Tường – Chìa Khóa Tăng Cường Khả Năng Chống Rung

Bát Neo Tường – Chìa Khóa Tăng Cường Khả Năng Chống Rung Bát neo tường là một trong những giải pháp quan trọng trong việc...

Xây nhà 2025: Có 9 trường hợp không cần phải xin giấy phép xây dựng, yên tâm làm không bị phạt

Những Trường Hợp Xây Nhà Không Cần Giấy Phép Xây Dựng Từ Năm 2025 Thông thường, khi muốn xây dựng, sửa chữa hoặc di dời...

Tin vui: 12 đối tượng được hỗ trợ tới 60 triệu đồng khi cải tạo, xây mới nhà kể từ 9/1/2025

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng Tin vui dành cho người dân cả nước, đặc biệt là những...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *